XỬ PHẠT XE KINH DOANH KHÔNG ĐỔI BIỂN SỐ VÀNG TỪ NGÀY 01-01-2022

TP HCM XỬ PHẠT XE KINH DOANH KHÔNG ĐỔI BIỂN SỐ VÀNG TỪ NGÀY 01-01-2022

Ngày 25-10, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ – đường sắt (PC08) Công an TP.HCM cho biết, các xe của tổ chức, cá nhân đang kinh doanh vận tải biển số trắng phải đổi sang biển số vàng. Thời hạn cuối đăng ký đến hết ngày 31-12-2021.

xl7-bien-vang

Mẫu Suzuki XL7 khi đăng kí biển kinh doanh dịch vụ

Tuy nhiên, qua rà soát, toàn TP hiện còn hơn 50.000 xe kinh doanh vận tải chưa đổi sang biển số vàng. Như vậy, thời hạn cấp đổi biển số vàng đối với xe kinh doanh vận tải còn chưa đầy 3 tháng. Đến ngày 1/1/2022, các trường hợp không làm thủ tục cấp đổi sang biển số vàng sẽ bị xử phạt. Với lỗi này, người vi phạm bị phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân và từ 5 – 7 triệu đồng đối với tổ chức.

Cách xác định xe kinh doanh vận tải phải đăng ký biển vàng

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, từ ngày 01/8/2020, các xe kinh doanh vận tải đăng ký mới được cấp biển số màu vàng. Xe đang kinh doanh vận tải trước ngày 01/8/2020 cũng phải đổi sang biển số nền màu vàng trước ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định thế nào là xe kinh doanh vận tải không hề dễ dàng.

Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, việc xác định xe kinh doanh vận tải hay không hiện nay có thể xác định dựa trên các yếu tố sau:

– Hoạt động vận tải của xe có nhằm đem lại lợi nhuận hay không?

– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước không?

– Đăng kiểm của xe có xác định là xe kinh doanh vận tải không?

Theo Nghị định số 10/2020, có các loại hình xe kinh doanh vận tải sau:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Thế nào là xe kinh doanh vận tải phải đổi sang biển vàng?

Thế nào là xe kinh doanh vận tải phải đổi sang biển vàng? (Ảnh minh họa)

Xe chở hàng gia đình có phải là xe kinh doanh vận tải?

Thực tế hiện nay, nhiều gia đình, công ty mua xe tải chỉ để phục vụ nhu cầu chở hàng cho chính gia đình, đơn vị mình. Đây là đối tượng gặp “khó” nhiều nhất thời gian qua khi xác định xe của mình có thuộc đối tượng kinh doanh vận tải và phải đổi sang biển vàng không?

Trước đây, Nghị định 86/2014 quy định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Trong đó, kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là việc đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tuy nhiên, từ ngày 01/4/2020, giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu (khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020).Như vậy, Nghị định 10 đã khẳng định những trường hợp xe chỉ chở hàng gia đình, không chở thuê cho bên ngoài, không nhằm thu lợi nhuận từ việc chở hàng không thuộc đối tượng xe kinh doanh vận tải và không phải đổi sang biển màu vàng từ ngày 01/8/2020 theo Thông tư 58.

Thủ tục đổi sang biển vàng cho ô tô kinh doanh vận tải

Căn cứ: Thông tư 58/2020/TT-BCA

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Tờ khai đăng ký xe;

– Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe);

– Biển số xe;

– Xuất trình giấy tờ của chủ xe (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu/Hộ chiếu…).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.

Đối với xe đang kinh doanh vận tải đổi sang biển số vàng, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu 01 của thông tư 58).

Chủ xe đến làm thủ tục cần xuất trình CMND/CCCD hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu (còn giá trị sử dụng). Doanh nghiệp nếu đổi biển số vàng cho số lượng nhiều xe thì phải có công văn kèm theo danh sách xe, thông tin biển số xe trong danh sách phải chính xác. Đối với trường hợp xe do doanh nghiệp đứng tên, khi đổi biển số vàng kèm đổi giấy đăng ký xe phải làm tờ khai theo mẫu cho từng xe.

Trong trường hợp không thay đổi số và thông tin chủ xe, cá nhân và doanh nghiệp không phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra, không phải chà số khung, số máy. Sau khi nhận biển số vàng, chủ xe mới nộp lại biển số cũ (biển số trắng) cho cơ quan đăng ký xe, do đó quá trình đổi biển số vàng sẽ không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp.

Phòng PC08 tiếp nhận cấp đổi biển số vàng từ thứ hai đến chủ nhật (trong giờ hành chính, thứ bảy chỉ tiếp nhận buổi chiều).

 

 

 

Suzuki Đại Lợi Vĩnh Long  – Đại lý Suzuki Suzuki Việt Nam

Hotline: 02706 527 999 

Showroom Vĩnh Long : 225 Quốc lộ 1A , Tân Quới Tây, P. Trường An, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long

 

Fanpage: https://www.facebook.com/saigonngoisaosuzuki/ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *